Cách Chưng Yến Đường Phèn (Hạt Sen, Táo Đỏ, Hạt Chia…)

Ngày đăng: 24/09/2023 12:05 AM

    Chưng yến với đường phèn là cách hiệu quả nhất để giữ lại trọn vẹn các dưỡng chất có trong tổ yến. Tuy nhiên, nếu muốn tăng công dụng và mùi vị của yến, bạn có thể kết hợp thêm táo đỏ, hạt sen, hạt chia, long nhãn, nhân sâm… Dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết về cách chưng yến đường phèn đơn giản. 

    Cách chưng yến đường phèn


    Cách chưng yến đường phèn khá đơn giản và dễ thực hiện

    Ăn tổ yến chưng đường phèn có tác dụng gì?
    Tổ yến hay yến sào là tổ của loài chim yến được làm từ nước bọt của chúng. Tổ yến được xếp vào những loại thực phẩm bổ dưỡng nhờ chứa các thành phần có giá trị dinh dưỡng cao. Tổ yến có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe và trong đó có món yến chưng đường phèn.

    Ngày xưa, đây là một trong những món ăn quý hiếm và chỉ được dâng lên cho vua chúa trong hoàng cung. Có thể thấy dù không thể chữa được bách bệnh nhưng món ăn này lại cực kỳ tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:

    Bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe: Đây là một trong những công dụng hàng đầu được nhiều người công nhận. Món ăn này phù hợp với hầu hết mọi đối tượng từ trẻ em, người lớn, phụ nữ mang thai, sau khi sinh con, người cao tuổi, người vừa ốm dậy… Không chỉ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết, bồi bổ sức khỏe mà còn giúp ăn ngon, ngủ ngon, sống vui sống khỏe. 
    Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng cao acid amin và các nguyên tố vi lượng khác rất cần thiết cho sức khỏe. Do đó, khi ăn yến chưng đường phèn, cơ thể sẽ được cung cấp các dưỡng chất thiếu hụt, cân bằng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 
    Bổ máu: Hàm lượng sắt cao trong tổ yến có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin – chất giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. 
    Bổ phế: Những người thường xuyên bị suy nhược cơ thể, ho kéo dài thường xuyên sử dụng tổ yến giúp cải thiện cơn ho, làm tiêu đàm và phục hồi sức khỏe hiệu quả. 
    Tốt cho não bộ: Trong tổ yến chứa hàm lượng cao các vi khoáng chất như sắt, kẽm, đồng… có khả năng ổn định hệ thần kinh, xoa dịu não bộ, tăng cường khả năng ghi nhớ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
    Đẹp da: Tổ yến có chứa nhiều hoạt chất threonine giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen và elastine. Những chất này có khả năng làm sáng da, giúp da mịn màng, trắng sáng, hồng hào và đặc biệt giảm nám, tàn nhang hiệu quả. 
    Tốt cho phụ nữ mang thai và sau sinh: Phụ nữ mang thai ăn yến chưng đường phèn thường xuyên không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi sinh con sử dụng món này sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, nhanh lành vết sẹo nếu sinh mổ, giảm rạn nứt da, sữa nhiều cho con bú… 
    Tốt cho tim mạch: Những người thường xuyên có vấn đề về huyết áp, tim mạch nên thường xuyên ăn tổ yến với đường phèn. Vì tổ yến có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng tuần hoàn và ổn định nhịp tim. 
    Hướng dẫn cách chưng yến đường phèn thơm ngon đúng chuẩn
    Yến sào rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách rất dễ khiến dưỡng chất trong yến bị hao hụt. Do đó, bạn cần nắm rõ các bước thực hiện món yến chưng đường phèn để giữ được 100% hàm lượng dinh dưỡng. 

    Bước 1: Sơ chế và làm sạch tổ yến
    Đối với yến thô: Làm sạch lông, chất bẩn lẫn trong tổ yến, nên dùng nhíp chuyên dụng để nhặt lông nhanh hơn.
    Đối với yến tinh chế: Loại này thường đã được làm sạch sẵn, chỉ cần mở gói bao bì lấy ra là có thể sử dụng ngay được. Có thể rửa sơ lại với nước cho sạch hoàn toàn. 
    Sau khi hoàn tất bước làm sạch, cho tổ yến vào một chén nước sạch, ngâm khoảng 20 – 30 phút cho đến khi mềm. Lưu ý đối với phần chân yến phải ngâm ít nhất trong 6 tiếng. Phần nước ngâm yến này không nên bỏ đi, giữ lại dùng để chưng yến vì có một lượng dưỡng chất đã hòa tan vào trong nước này. 

    Bước 2: Chưng yến đường phèn
    Chưng cách thủy tổ yến

    Cách thực hiện

    Tổ yến sau khi làm sạch cho vào chén hoặc thố nhỏ rồi đổ nước ngập hết bề mặt yến. 
    Chuẩn bị sẵn một nồi nước, đặt chén yến vào sao cho nước ngập đến1/2 thân chén. 
    Đậy kín nắp lại, bật lửa lớn để nước sôi bùng lên, sau đó hạ nhỏ lửa liu riu trong khoảng 20 phút. Nên sử dụng loại nồi có nắp kiếng để dễ dàng quan sát bên trong. Nếu đủ thời gian cần thiết, yến sào chín, các sợi yến sẽ nở bung đều và đặc quánh lại. 
    Tắt bếp rồi lấy ra sử dụng khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất. 
    Cách chưng yến đường phèn
    Chưng cách thủy yến với đường phèn là cách đơn giản nhất giúp giữ trọn vẹn các dưỡng chất có trong yến

     

    Chưng yến bằng nồi điện

    Chuẩn bị nguyên liệu

    Dùng 1 tổ yến đã được làm sạch. 
    Đường phèn
    Chén sứ nhỏ có nắp đậy
    Nồi hoặc thố chưng yến chuyên dụng. 

     

    Cách thực hiện

    Cho tổ yến vào chén sứ hoặc thố nhỏ. Đổ nước vào ngập bề mặt yến, lưu ý tránh cho nước quá đầy vì yến sẽ nở ra dễ bị tràn. 
    Đặt chén yến vào trong nồi chưng bằng điện, đổ nước vào ngập 1/4 thân chén. 
    Đậy nắp lại và cắm điện, bấm chọn chế độ chưng yến và chờ cho đến khi nồi nấu xong,, thường mất khoảng 20 – 30 phút. 
    Khi gần hết thời gian nấu, còn khoảng 5 phút thì bạn cho thêm đường phèn vào, khuấy đều lên cho tan đường.
    Lấy chén yến ra rồi dùng ngay khi còn nóng là tốt nhất. 
    Bước 3: Bảo quản yến chưng đường phèn
    Yến chưng đường phèn có thể được giữ tối đa đến 7 ngày nếu bảo quản liên tục trong ngăn mát tủ lạnh. 
    Lưu ý khi để trong tủ lạnh phải đậy kín nắp và đảm bảo tủ lạnh được chùi sạch sẽ trước khi bảo quản chén yến chưng. 
    Một số món ăn yến chưng đường phèn ngon khác (táo đỏ, hạt sen, hạt chia…)
    Ngoài món yến chưng đường phèn truyền thống, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như hạt sen, táo đỏ, hạt chia, long nhãn… để tăng hương vị và công dụng. 

    Món yến chưng đường phèn hạt sen
    Cách thực hiện

    Chuẩn bị tổ yến đã được làm sạch, hạt sen, đường phèn và một ít gừng lát hoặc gừng thái sợi. 
    Ngâm yến cho nở rồi cho vào chén hoặc thố nhỏ, chưng lên cho đến khi chín. 
    Trong thời gian này, đem hạt sen đi hấp cách thủy khoảng 20 phút cho mềm. 
    Quay sang nồi yến chưng, khi còn khoảng 5 phút nữa yến chín thì cho hạt sen, gừng và đường phèn vào. 
    Lấy ra ăn khi còn ấm nóng để đạt kết quả tốt nhất. 
    Cách chưng yến đường phèn
    Chưng yến với đường phèn kết hợp thêm các nguyên liệu như táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, hạt chia… giúp tăng mùi vị và công dụng của yến
    Món yến chưng đường phèn hạt chia
    Cách thực hiện

    Dùng 5 – 10g tổ yến, làm sạch nếu là tổ yến thô rồi ngâm khoảng 30 phút trong thau nước sạch. 
    Hạt chia dùng 2 thìa cafe, ngâm vào tô nước nóng để hạt chia nở ra. 
    Cho phần yến đã ngâm nở vào chén, chưng trong khoảng 40 phút để yến chín đều. 
    Đợi khi yến chín thì thêm đường phèn vào và hạt chia đã ngâm nở vào, chưng thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. 
    Nên thưởng thức ngay khi còn nóng hoặc thêm đá lạnh để tăng thêm hương vị. 
    Món yến chưng đường phèn táo đỏ
    Cách thực hiện

    Chuẩn bị 3 – 5g tổ yến tinh chế và 50g táo đỏ. 
    Ngâm yến sào vào thau nước sạch khoảng 15 – 20 phút cho đến khi yến nở mềm. Còn táo đỏ rửa sạch, cắt đôi nếu có kích thước lớn. 
    Chưng cách thủy chén yến khoảng 15 – 20 phút trước để giữ lại trọn vẹn các dưỡng chất. 
    Khi yến gần chín cho đường phèn và táo đỏ vào chưng thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. 
    Món yến chưng đường phèn long nhãn
    Cách thực hiện

    Chuẩn bị 5g tổ yến, 5 quả long nhãn, đường phèn và thố chưng yến. 
    Ngâm yến vào thau nước sạch khoảng 30 – 60 phút cho đến khi nở mềm ra. Long nhãn cũng cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 phút. 
    Cho yến vào thố nhỏ, đổ ngập nước và chưng cách thủy khoảng 20 phút. 
    Cho đường phèn và long nhãn vào chưng thêm khoảng 5 phút đến khi chín hoàn toàn. 
    Các sai lầm thường gặp khi chưng yến đường phèn
    Các bước chưng yến với đường phèn tuy khá đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến thường gặp:

    Sai lầm 1: Chưng yến trực tiếp dưới lửa hoặc hâm trong lò vi sóng

    Đây là sai lầm nhiều người thường mắc phải, chưng yến trực tiếp dưới lửa hoặc nấu bằng nồi nhôm, nồi inox khiến lượng dinh dưỡng trong tổ yến hao hụt bớt. Tốt nhất nên chưng yến ở nhiệt độ vừa phải, dưới nhiệt độ vừa phải trong hũ thủy tinh hoặc thố men. Trong đó, chưng cách thủy chính là cách chế biến tốt nhất để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất. 

    Sai lầm 2: Ngâm và chưng yến trong thời gian quá lâu

    Thời gian ngâm và chưng yến cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và vị ngon của yến. Trong đó, nếu ngâm và chưng yến quá lâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong tổ yến bị suy giảm, sợi yến trở nên nhão hơn, không còn vị dai, thơm ngon như ban đầu. Dưới đây là bảng thời gian ngâm và chưng yến được khuyến cáo:

    Đối với yến trắng nhà nuôi: Thời gian ngâm 30 – 60 phút, chưng cách thủy 20 phút hoặc chưng nồi điện 60 – 80 phút. 
    Đối với yến trắng đảo: Thời gian ngâm 2 – 3 tiếng, chưng cách thủy 40 phút hoặc chưng nồi điện 2 – 3 tiếng. 
    Đối với yến nhà đã được làm sạch: Thời gian ngâm khoảng 15 phút, chưng cách thủy 20 phút hoặc chưng nồi điện 60 – 80 điện. 
    Đối với yến đảo đã làm sạch: Thời gian ngâm khoảng 15 phút, chưng cách thủy 30 phút hoặc chưng nồi điện 2 –  3 tiếng. 
    Đối với tổ yến huyết: Thời gian ngâm khoảng 6 tiếng, chưng cách thủy 60 phút hoặc chưng nồi điện 3 – 4 tiếng. 
    Sai lầm 3: Chưng yến cùng đường phèn và các nguyên liệu khác ngay từ đầu

    Việc chưng yến cùng các nguyên liệu khác ngay từ đầu dễ khiến mùi vị tổ yến bị thay đổi và không đủ nước để yến nở đều. Vì vậy, tốt hơn hết nên chưng yến với nước trước, sau đó mới cho đường phèn và các nguyên liệu khác đã được nấu chín trước đó vào. 

    Cách chưng yến đường phèn
    Chưng yến cùng lúc với các nguyên liệu khác dễ khiến yến bị thay đổi mùi vị
    Sai lầm 4: Nước chưng yến không ngập hết nước

    Nhiều người thích ăn yến đặc nên chưng yến với ít nước. Tuy nhiên đây là sai lầm khiến yến không được nở hết và không chín đều. Vì vậy, hãy nhớ chưng yến với một lượng nước vừa đủ, ngập hết bề mặt yến. 

    Sai lầm 5: Yến chưng xong không được bảo quản đúng cách

    Yến sau khi chưng xong nên ăn nóng là tốt nhất, tuy nhiên nếu phần yến không dùng hết phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần trong các ngày tiếp theo. Thời gian dùng yến bảo quản tối đa là 7 ngày và tùy vào món yến được chế biến cùng với nguyên liệu nào.
    Thông thường, các món yến chưng thông thường, kết hợp với hạt sen, hạt chia, lá gừng, lá dứa… có thể bảo quản lạnh tốt trong vòng 5 – 7 ngày. Còn các món khác như cháo hay súp tổ yến thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn, thường là 2 – 3 ngày. 
    Một số lưu ý cần biết khi chế biến món yến chưng đường phèn
    Yến chưng đường phèn là món ăn “đại bổ” tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ăn nhiều mới tốt mà ngược lại sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây thừa chất dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ói mửa, đau đầu… Vì vậy, khi sử dụng yến chưng đường phèn cần chú ý một số vấn đề sau:

    Dùng đúng liều lượng khuyến cáo, theo các tài liệu y khoa người lớn chỉ nên dùng khoảng 200ml yến chưng đường phèn/ ngày, sử dụng 3 lần/ tuần. Đối với trẻ em 1 – 3 tuổi chỉ dùng khoảng 50g/ tháng, có thể dùng hàng ngày. Còn với trẻ từ 3 – 10 tuổi dùng khoảng 100g/ tháng và dùng cách 2 ngày/ lần. 
    Thời điểm ăn yến chưng đường phèn tốt nhất là vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Vì đây là những thời điểm tốt nhất để cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng của yến. 
    Yến chưng đường phèn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và cách thực hiện cũng rất đơn giản. Khi chưng yến hãy kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị và sự bổ dưỡng của món ăn. Hy vọng những hướng dẫn trong bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện món ăn này và có một sức khỏe tốt nhất. 

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline